Đang trực tuyến : 1
Hôm nay : 2
Hôm qua : 68
Tất cả : 135.502
Trong tháng : 1.671
Trong tuần : 0
Thời gian đăng: 22/08/2015 06:58
ĐỘT QUỴ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm rất cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ bị ngừng trệ đột ngột.
Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: (1) Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não, (2) Chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ là vô cùng quan trọng.
Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Video nguyên nhân gây đột quỵ!
1. DẤU HIỆU CỦA BỆNH ĐỘT QUỴ:
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên khó được nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
2. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỘT QUỴ:
a. Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
b. Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
c. Kiểm soát cholesterol trong máu: Bạn nên kiểm soát mức tổng Cholesterol trong máu luôn luôn dưới 200 mg/dL (< 200 mg/dL) hoặc dưới 5.2 mmol/L (< 5.2 mmol/L).
d. Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
e. Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
f. Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.
g. Ổn định trọng lượng cơ thể.
h. Thực hiện đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
3. CÁCH XỬ TRÍ NGƯỜI THÂN BỊ ĐỘT QUỴ:
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần gọi ngay cấp cứu 115.
Các kiến thức cơ bản khi sơ cứu:
- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.- Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.
- Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.
- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
CHÚ Ý: KHÔNG CẠO GIÓ, KHÔNG XOA BÓP, KHÔNG NẶN CHANH,...
LƯU Ý:
Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.
Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.
Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần.
PHÁT HIỆN SỚM RUNG NHĨ CÙNG VỚI ĐIỀU TRỊ THÍCH HỢP CÓ THỂ GIẢM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ TỚI 68%, đôi khi những người bị rung nhĩ không có những triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua cảm giác nhịp tim nhanh và bất thường, chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực, và các bất ổn khác.
RUNG NHĨ DẪN ĐẾN NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO GẤP 5 LẦN, điều này làm cho việc chẩn đoán sớm và điều trị rung nhĩ là rất quan trọng.
MÁY ĐO HUYẾT ÁP A6 BASIC - TẦM SOÁT RUNG NHĨ - GIÚP CẢNH BÁO SỚM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ VỚI CÔNG NGHỆ AFIB!
MÁY ĐO HUYẾT ÁP A6 BASIC- CẢNH BÁO SỚM ĐỘT QUỴ!
HSX: MICROLIFE - THUỴ SỸ
ĐỘT QUỴ NÃO (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO) có thể khiến một người đang khoẻ mạnh bông dưng gục xuống, liệt nửa người, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ não có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Một trong các dấu hiệu quan trọng cảnh báo nguy cơ đột quỵ là RUNG NHĨ.
RUNG NHĨ (nguy cơ cao dẫn đến suy tim và đột quỵ) là hiện tượng rối loạn nhịp tim thường gặp và làm cản trở sự lưu thông máu tại tim, hình thành nên huyết khối (CỤC MÁU ĐÔNG) có thể di chuyển lên não gây tắc nghẽn mạch máu não.
HUYẾT ÁP CAO và RUNG NHĨ đều được coi là yếu tố nguy cơ đột quỵ, do vậy đo huyết áp thường xuyên và phát hiện sớm rung tâm nhĩ là bước đầu tiên trong phòng ngừa đột quỵ.
CÔNG NGHỆ MAM - CHO KẾT QUẢ CHÍNH XÁC:
Công nghệ MAM giúp thực hiện 3 lần đo liên tiếp lấy kết quả trung bình một cách hoàn toàn tự động chỉ với 1 lần bấm nút đo, cho kết quả có độ tin cậy cao, giúp tiết kiệm thời gian đo và phản ánh đúng chỉ số huyết áp.
Bảng chỉ số đo huyết áp chuẩn theo độ tuổi - Tổ chức Y tế thế giới WHO
CÔNG NGHỆ GENTLE+:
Là công nghệ bơm và cảm biến thông minh Gentle+ giúp đo huyết áp điện tử tự động cho kết quả chính xác, nhanh chóng và thoải mái.
Ngoài ra, bộ nhớ của máy lưu trữ đến 99 kết quả đo và lưu lại giờ / ngày / tháng / năm đo giúp chúng ta theo dõi diễn biến của huyết áp, thuận lợi trong việc kiểm soát sức khỏe của mình theo nhật ký đo.
Hiệp Hội Tăng Huyết Áp Anh Quốc BHS - British Hypertension Society:
Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ESH Protocol:
Hiệp hội tăng huyết Áp Đức Gütesiegel:
Các dòng sản phẩm Microlife vượt qua được các cuộc kiểm nghiệm nghiêm ngặt của tổ chức cao huyết áp CHLB Đức.